Đừng nghĩ trẻ con không biết gì???
Ai đó nói: Giáo viên Tiểu học thường không được học trò nhớ bởi những kỉ niệm thủa nhỏ nhanh chóng bị lãng quên sau biết bao kỉ niệm của tuổi mới lớn.
Nhưng những thầy cô Tiểu học lại luôn nhận được những tình cảm ngây thơ, trong sáng nhất mà những cô cậu bé dành cho mình.
Các bé không ngại ngần bày tỏ tình cảm như: Con yêu cô, con rất thích cô, nghỉ học con nhớ cô nhiều lắm…Cái gì cũng các bé cũng mách, chuyện gì cũng chia sẻ, từ chuyện về các bạn, về mình và cả về gia đình mình.
Thầy cô trở thành nhà tâm lý, người bạn tâm giao để các bé tâm sự. Cũng nhờ thế, thầy cô đã an ủi, vỗ về hay khuyên bảo các em theo hướng tích cực một cách kịp thời nhất, giúp các em ổn định về tâm lý để học tập.
Hậu quả khôn lường khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con (Ảnh minh họa của VnExpress.net) |
Qua nhiều câu chuyện được nghe, tôi bỗng giật mình vì nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ trẻ không biết gì nên vợ chồng cứ vô tư nói chuyện, cãi nhau trước mặt con trẻ.
Trên lớp học hôm ấy, thấy cậu bé Hảo không lí lắc như thường ngày, trầm ngâm ngồi một chỗ với ánh mắt nhìn đăm chiêu, quan sát kĩ thấy em buồn u uất và mắt sưng húp.
Lại gần tôi hỏi: “Con có chuyện gì buồn hả?” Như chỉ chờ có thế, cậu bé bỗng òa khóc nức nở, vừa khóc vừa nói: “Cô ơi! Ba mẹ con cãi nhau, ba con đập vỡ điện thoại còn mẹ đuổi ba cút khỏi nhà. Ba đi mấy ngày nay chưa về cô ạ. Con thương ba lắm”.
Tôi hỏi em: “Con có biết ba mẹ cãi nhau vì chuyện gì không?” Ngước cặp mắt ngấn nước em nói: “Cô đừng nói cho mẹ con biết là con nói với cô nhé! Ba đi đánh bài hết tiền nên bị mẹ mắng và hai người chửi nhau cô ạ. Mẹ còn gọi ba là mày nữa. Ba chửi mẹ là con đ... Mà con đ... là sao hả cô?” Đến nước này thì tôi thật sự choáng và lúng túng không biết trả lời bé thế nào cho phải.
Nói rồi bé khẩn khoản: “Cô gọi điện cho mẹ đừng giận ba nữa được không cô?”.Tôi an ủi em: “Lúc nóng giận ba nói thế thôi, ba đi vài ngày rồi sẽ trở về. Con đừng buồn nữa”.
Chỉ ít ngày sau, bé hào hứng nói: “Ba về rồi cô ạ. Ba hứa sẽ chừa đánh bài nhưng mẹ vẫn không nói chuyện”.
Cô bé Trâm lại thủ thỉ: “Ba con đi biển vào được ít tiền không đưa cho mẹ mà đi nhậu, mẹ đòi và chửi ba, ba con nói: “Thứ đàn bà gì suốt ngày chỉ biết nói tiền, tiền thôi. Rồi ba đánh mẹ thâm cả mặt mày cô ạ....”. Nói đến đó, cô bé cũng bật khóc thổn thức.
Cậu bé Quân lớp 1 lại thủ thỉ với cô: “Hôm nay ba con chửi bà nội đó. Con mà chửi mẹ là hư phải không cô?”.
Các bậc cha mẹ thường có suy nghĩ: “Trẻ con thì biết gì” nên cứ tha hồ nói và hành động không đẹp trước mặt con trẻ.
Và những lời nói, những hành động ấy sẽ như mạch ngầm, ngấm dần vào những tâm hồn non nớt, ngây thơ của các con. Chứng kiến cảnh bố mẹ suốt ngày cãi lộn, chửi bới nhau, nhiều em đến lớp u sầu, buồn bã và học hành sa sút.
Một số em xem như chuyện bình thường nhưng nhanh chóng hấp thu những điều xấu mà các em học được như cách xưng hô mày tao với bạn, nói tục chửi thề và tỏ ra hung hãn, bất cần.
Trong gia đình, vợ chồng nào cũng không tránh khỏi những lúc va chạm, những lần cãi vã nhưng điều cấm kị là không nên cãi nhau trước mặt con.
Những lúc nóng giận đôi khi không kìm được những lời nói, những hành động không đẹp xúc phạm và làm tổn thương nhau. Các con chứng kiến những cảnh ấy cũng sẽ bị thổn thương rất nhiều.
Trung tâm gia sư Vũng Tàu
Di Động : 0908 340 535
http://trungtamgiasuvungtau.edu.vn/ Email: [email protected]
- Tư vấn chọn gia sư giỏi cho con (04/01/2016)
- Có nên cho trẻ dùng điện thoại sớm hay không??? (31/12/2015)
- Tại sao chọn trung tâm gia sư Vũng Tàu cho con mình??? (30/12/2015)
- Trung tâm gia sư Vũng Tàu - Quy định dạy thử (29/12/2015)
- Dù 18 tuổi nhưng vẫn chưa trưởng thành??? (09/12/2015)