Có nên cho trẻ dùng điện thoại sớm hay không???
"NẾU QUÝ PHỤ HUYNH GỌI MÀ KHÔNG AI BẮT MÁY VUI LÒNG ĐỂ LẠI TIN NHẮN. CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ LẠI"
Điện thoại đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại. Thiết bị này đã thực sự thay đổi cách thức con người giao tiếp. Nhưng, đối với trẻ em thì sao? Điều gì bạn nên cân nhắc trước khi nghĩ đến việc trang bị một chiếc điện thoại cho con cái của mình? Hãy cùng trung tâm gia sư Vũng Tàu phân tích về vấn đề này.
Mỗi trẻ trưởng thành ở một mức độ khác nhau. Do đó, trước khi sắm điện thoại cho trẻ, bạn nên cân nhắc xem chúng đã hiểu về các kỹ năng sử dụng chúng như thế nào? Nếu như 10 tuổi được xem là quá sớm để trẻ sử dụng điện thoại, hầu hết các bậc phụ huynh đều đồng ý rằng con họ nên sở hữu một chiếc điện thoại ở tuổi 16.
Tác dụng khi cho trẻ sử dụng điện thoại:
Giữ liên lạc
Đối với nhiều bậc phụ huynh, điện thoại là phương tiện lý tưởng để giữ liên lạc với con em họ. Cha mẹ có thể gọi điện để kiểm tra trong khi trẻ cũng có thể tìm đến cha mẹ của chúng nhanh chóng khi có những tình huống ngoài dự kiến. Đối với các dòng smartphone, cha mẹ còn có thể theo dõi chính xác vị trí của trẻ để đảm bảo việc quản lý lịch trình của chúng.
Giáo dục
Điện thoại có thể dạy trẻ cách quản lý tài sản cũng chi tiêu hàng ngày. Nếu sử dụng smartphone, các ứng dụng về giáo dục được phát hành với số lượng không hề nhỏ sẽ là kho kiến thức vô tận để trẻ khai thác và học tập.
Bản đồ
Với smartphone, trẻ sẽ không bao giờ sợ lạc đường. Nhờ tính năng chỉ đường rất hiệu quả của ứng dụng này, trẻ có thể dễ dàng tìm đường về nhà hoặc đến một địa điểm quen thuộc nào đó mà không phải hỏi những người lạ.
Xã hội hóa
Xã hội hóa là một bước quan trọng giúp định hình tính cách cũng như thành công của trẻ sau này. Với điện thoại, trẻ có thể giao lưu rộng rãi hơn, kết bạn cũng như thu xếp các tình huống xã hội dễ dàng hơn.
Nhưng mặt trái của việc cho trẻ sử dụng điện thoại mà Gia sư tại nhà muốn nói đến ở đây là:
Những nội dung không lành mạnh
Nạn tin nhắn rác hoành hành đồng nghĩa với việc trẻ cũng có nguy cơ bị kích thích trí tò mò bởi những nội dung “người lớn” trên đó. Với những chiếc điện thoại có thể truy cập mạng, sẽ là một tai họa nếu trẻ không truy cập đúng những nguồn thông tin cần thiết.
Vấn đề tiền bạc
Trẻ em thường rất kém trong việc kiểm soát tài chính. Những cuộc gọi, nhắn tin hay những trò chơi truyền hình có thể khiến người lớn méo mặt. Các ứng dụng trên smartphone cũng là một mối nguy cơ tiềm ẩn với trẻ bởi hầu hết những ứng dụng hấp dẫn trẻ đều có tính phí.
Nguy hiểm tiềm ẩn từ người lạ
Nếu trẻ nhắn tin hoặc chat trên điện thoại, bạn không thể chắc chắn được, ai đang ở đầu dây bên kia? Trẻ có thể đang nói chuyện với một người xấu. Ngoài ra, chúng cũng có thể chụp hình và chia sẻ với bất cứ ai.
Phụ huynh cần làm gì?
Việc đầu tiên nếu muốn cho trẻ dùng điện thoại, các bậc phụ huynh cần chọn thiết bị cho đúng. Bạn cần phải quyết định xem con bạn chỉ cần một chiếc điện thoại với nhu cầu cơ bản hay một chiếc smartphone? Một chiếc “feature phone” với các tính năng nhắn tin, định vị, chụp hình và nghe nhạc, thêm một số game cơ bản hiện được bày bán khá nhiều trên thị trường có thể là lựa chọn hợp lý hơn cả.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng dịch vụ hoặc các ứng dụng có sẵn trên thị trường để quản lý dữ liệu trên máy của trẻ, từ việc chặn các số điện thoại lạ hoặc chỉ cho phép liên lạc với những số mặc định, cài đặt thời gian, hạn chế quyền truy cập Internet, hạn chế dung lượng sử dụng vv..
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc các bậc phụ huynh phải trò chuyện với trẻ, giải thích cho chúng hiểu chúng nên làm gì và phải làm gì. Nếu bạn muốn trẻ sử dụng công nghệ đúng cách, bạn cần phải cảnh báo chúng về những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Trung tâm gia sư Vũng Tàu
Di Động : 0908 340 535
http://trungtamgiasuvungtau.edu.vn/ Email: [email protected]
- Tư vấn chọn gia sư giỏi cho con (04/01/2016)
- Tại sao chọn trung tâm gia sư Vũng Tàu cho con mình??? (30/12/2015)
- Trung tâm gia sư Vũng Tàu - Quy định dạy thử (29/12/2015)
- Đừng nghĩ trẻ con không biết gì??? (09/12/2015)
- Dù 18 tuổi nhưng vẫn chưa trưởng thành??? (09/12/2015)